Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Chén cơm rơi

Chén cơm rơi
11:17 11 thg 3 2012Công khai24 Lượt xem 8
Đọc bài thơ "Ước" của chị Doanbinh, mình buồn vô cùng, mình cũng đã ước ao như thế mà có thực hiện được đâu. Bây giờ nhớ Mạ với bao nhiêu hối hận trong lòng và chỉ ước mong được gặp Mạ trong mơ. 

"...Trong con đầy nỗi nhớ
Trong con đầy nỗi lo
Ước đôi cánh thật to
Bay nhanh về với mẹ
..."

Cảm xúc dâng tràn khi đọc lại bài viết của con trai, Hoxuanu xin chép lại sau đây:

Chén cơm rơi 
Cầu Lê Hồng Phong thành phố Phan Thiết lúc 17h30 chiều. Mình đang dạo 1 vòng thành phố khi kết thúc 1 buổi làm việc căng thẳng. Cái cầu treo bé tí này hình như ngày nào mình cũng đi qua, có người đang câu cá, người dạo chơi nhưng điều làm mình chú ý là 1 bà cụ già ốm nhom đầu đội cái nón lá rách nát, mặc trên người bộ đồ chắc tuổi thọ của nó ít nhất cũng bằng khoảng thời gian của 2 kỳ World Cup. Sáng nào bà cụ cũng ngồi đấy trước mặt và 1 cái tô nhỏ để người qua lại có thể bố thí 1 ít tiền lẻ cho bà.

                                                                                              (Hình copy ở google)
Những người dân ở đó cho biết rằng lúc đầu người ta cho bà cụ nhiều lắm nhưng gần đây thì ít rồi vì bà cụ có con cái đàng hoàng , những đứa con " có hiếu " của bà kinh doanh kiếm sống bằng cách sáng sớm chở bà ra đây kèm theo 1 hộp cơm bé tý và chiều tối lại đón bà về. Chứng kiến cái cảnh đứa con trai đón bà về thật sự làm mình bị sốc " nó dừng xe và việc làm đầu tiên là cầm cái tô đựng tiền trút hết vào cái giỏ của nó rồi la bà cụ 1 câu " nhiêu này thôi hả bà " sau đó lại hét lên " lên xe về " Trên đời này thật sự mình cũng không nghĩ rằng có người lại có 1 phương thức kinh doanh sáng tạo và vô nhân đạo như thế. Chúng kiếm tiền bằng cách để người đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ngồi trên cái cầu đầy nắng và gió này, ngửa tay xin từng đồng của người khác. Khốn nạn thay cho những kẻ như thế. Đã không nuôi dưỡng mẹ mà còn bắt mẹ mình nuôi dưỡng chúng ở cái tuổi mà lẽ ra bà phải được ở nhà vui chơi với những đứa cháu ngoan hiền, được sự chăm sóc của những đứa con yêu quý của mình. Giờ đây chắc rằng mơ ước của bà cụ chỉ là được ở nhà 1 ngày, 1 mơ ước liệu có xa vời quá hay không. Tình mẫu tử xem ra là cái gì đó quá xa xỉ đối với những đứa con của bà

Có những kẻ mà lương tâm của chúng hình như đã bị " chó cắn nát " hay chúng đã đem bán như bán một kg sắt vụn như thế. Chúng hành hạ một cách vô nhân đạo với những người thân ruột thịt của mình. Hãy nhìn phố xá về đem, thấp thoáng ở những quán ăn là cảnh đứa bé ốm yếu, mình mẩy lấm lem vì bùn đất đến từng bàn và nói " cô chú cho con mấy ngàn để ăn cơm ", thật sự rằng ai lại không thương cho những số phận nhỏ bé và tội nghiệp như thế nhưng hãy nhìn kìa, cách đó vài chục mét thôi là những người cha, người mẹ đang không rời mắt khỏi những đứa con yêu thương của mình. Sau khi xin được tiền thì chúng lại chạy đến và nộp số tiền đó cho những người đã có công " sinh ra và nuôi dưỡng " chúng rồi lại tiếp tục xin để nộp. Hôm nào chúng xin được nhiều thì còn được cho ăn chứ không thì no đòn nhé vì cái tội xin không ai cho. Nhìn cảnh này nhiều người chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Thậm tệ hơn là có những ông cha bà mẹ còn biến con mình từ 1 đứa trẻ khỏe mạnh thành những đứa bé mang trên mình những thương tật để nhận được sự thương cảm của người đời vì số tiền những đứa bé của chúng đi xin được về cho chúng sẽ nhiều hơn chút đỉnh.

Trên đời này tồn tại 1 loại người mà vì đồng tiền chúng có thể dẫm nát cả những quy tắc đạo đức tối thiểu nhất, nói thẳng ra là nhân cách của chúng không bằng những con vật, những con thú dữ đến chừng nào cũng biết cách nuôi và bảo vệ những đứa con của mình, còn chúng thì dùng con của mình để mang về những đồng tiền dơ bẩn nhất. Chúng còn biến người sinh ra và nuôi nấng chúng thành những nô lệ của chúng.

Không còn gì để nói mỗi khi nghĩ về những thân phận như vậy. Con người ta từ lúc mới sinh ra cho đến lúc già yếu và chết đi luôn cần được yêu thương hãy trao cho những người khác những tình cảm tốt đẹp nhất. Con người chỉ sống được một lần và hãy sống như thế nào để lúc nào đó nghĩ về mình ta sẽ không ân hận về những gì mình đã làm. Không làm cho cuộc sống này tốt đep hơn thì hãy cố gắng đừng để nó xấu đi. Hãy mang cho những đứa con bé nhỏ, những người cha người mẹ của mình những chén cơm thật ngon chứ đừng để nó trở thành chén cơm rơi và đẫm nước mắt.
                                                                              Đăng ngày: 15:05 20-02-2009
                                                                                      (Đức Hải - con trai thứ hai của Hoxuanu)

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Ngày đầu tiên đi học

Ngày đầu tiên đi học

Cháu Bo chậm nói quá nên Bà nội X phải cho đi nhà trẻ thôi. Quyết định như thế nên mình đã dạo quanh Thành phố Phan Thiết suốt cả tuần để tìm cho cháu nội cưng một nhà trẻ thích hợp và sau đó đã chọn trường Tiểu học Thanh Nguyên, đây là trường Tiểu học Tư thục và mới mở được hai năm nên lượng học sinh còn ít, cơ sở vật chất nhà trường khá khang trang, từng có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ nổi tiếng ở PT và rất gần nhà của X. Điện thoại cho cô Hiệu trưởng cũng là một người chị thân quen mới biết nhà trường chiêu sinh luôn cả lứa tuổi mẫu giáo và nhà trẻ.

Sáng ngày 01 tháng 3 bà nội đưa cháu đến lớp, cháu thấy lạ nên ôm chặt lấy bà nhưng sau đó một tí thôi là chơi đùa với các bạn trong lớp ngay, bà nội lẻn ra về và điện thoại hỏi cô giáo liên tục, cô bảo cháu khóc nhè một tí thôi khi không nhìn thấy bà và cả ngày hôm đó mình cứ đến lớp nhìn cháu, cháu chỉ ngồi trong lòng cô không chịu chơi với các bạn.









Đến giờ đón về cháu òa khóc, dỗ dành mãi mới chịu nín, dẫn cháu ra sân chơi của trường cháu hồn hiên vui đùa và chạy nhảy.






Thế mà, chỉ hai hôm sau thôi là nửa đêm cháu giật mình khóc, dỗ mãi không nín, sợ cháu bị lồng ruột nên vội vàng đưa đến bệnh viện cấp cứu, BS bảo cháu viêm họng nên mình xin về nhà.



Đến bây giờ dù đã đi được một tuần rồi nhưng cháu vẫn khóc mỗi khi mẹ đưa đến trường, đến lớp nhìn thấy cô chỉ mếu máo mà thôi và mình đón về thì cứ ôm chặt bà, không chịu đi đâu cả chỉ đòi về nhà thôi. Nhìn cháu ốm đi rất nhiều, đêm thường khóc hoài và không nhí nhảnh chơi đùa như trước làm mình lo lắng vô cùng cho lần đầu tiên cháu đi học.









Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Nhớ thương Mạ nhân ngày 8 tháng 3

HoXuanu xin đăng lại bài viết cách đây 02 năm với tâm trạng nhớ thương quay quắt Mạ yêu thương của mình.
Đăng ngày: 02:53 08-03-2010

Thư mục: Tổng hợp

      Sáng nay con lại dậy thật sớm và nhớ Mạ thật nhiều. Mạ ơi, bao nhiêu yêu thương con đều dành hết cho Mạ nên khi Mạ ra đi con cũng chẳng còn thiết sống trên cõi đời này. Mạ ơi! thế là đã hơn 10 năm rồi mà con vẫn tưởng như là mới hôm qua, nỗi đau và hối hận vẫn còn nhức nhối tim con, thôi cũng đành vậy thôi Mạ nhỉ, con sẽ biến nỗi đau thành tình yêu thương dành cho con cái cũng như ngày xưa mạ dành cho chúng con.
Mạ ơi! Con chép lài bài thơ khóc Mạ của thầy Phong Lệ viết hôm tiễn Mạ ra đi như là con kính dâng Mạ nhân ngày 8 tháng 3.
LỜI TẠ TỪ- THAY LỜI CÁC CON THƯƠNG KHÓC MẠ
Khi một ngày đi qua
     Giữa cao xanh mặt trời xuống núi
Khi tất cả lớn khôn cùng bạn bè, thiên hạ
     Giữa lòng chúng con tắt một vầng trăng
Giữa trời quang, sao sấm chớp giăng giăng
Đang nắng đổ khét nồng
     Trời cũng xót thương sụt sùi rơi lệ
Tám ba tuổi đời- ngày tàn nắng xế
Mẹ già như chuối ba hương
      Nỗi lo bao ngày đã hóa buồn thương
Chỉ xót đau
      Với Mạ, chúng con vẫn chưa tròn chữ hiếu
Đâu phải chuyện trời mưa, đất chịu
Mà trăm dâu đổ một đầu tằm ...
Ơi Mạ của chúng con
      Qua suốt bao năm nắng dãi mưa dầm
Mạ chưa có một ngày vui trọn vẹn
Đất Huế một thời đi qua lận đận
Nuôi tám đứa con bằng hai náng tay không
Thầm lặng hy sinh - Trăng sáng mêng mông
Dắt dìu con thơ, gồng gánh theo chồng
                              đèo cao vực thẳm
      Đất khách quê người xứ xa Đà Nẵng
Gánh nặng gia đình, nắng đổ đường trơn
Bươn chải, tảo tần bán cháo lưng cơm
Suốt một đời không làm đau cành cây, ngọn cỏ
Sống với niềm vui được hy sinh cho chồng, cho đàn con bé nhỏ
Tóc bạc, lưng còng, bệnh tật, ốm đau
     Cho đàn con yêu sánh bước với đời
Lặng lẽ ra đi khi chúng con, tất cả nên người
Ôi, Mạ của chúng con! sao vội đi đâu!
Sao không còn sống để vui thấy chúng con đền đáp một phần nghĩa nặng tình sâu
Để Nội, Ngoại, cháu con được một lần về đây đông đủ
Như con nước ngàn xa trở về con suối cũ
Được Mạ, được Bà san sẽ yêu thương...
Về thăm Mạ, thăm Bà có cháu con từ bên kia đại dương
Có cháu con từ mọi miền đất nước
Bỏ những tháng năm đòn gánh đè vai, tảo tần xuôi ngược
Chúng con hằng mong Mạ được bằng an
Theo Ông, Bà, Tổ tiên... rời khỏi nhân gian
Gác bỏ sau lưng những lo toan vất vả bộn bề...
Vẫn biết
          Mạ ơi!
                         Sông gởi thác về
Mà sao chúng con thất lòng hụt hẫng
Đâu còn được nghe Mạ gọi, Mạ hờn, Mạ giận
Đâu được thấy người già nhiều lúc hóa trẻ thơ
Có lẽ nào không?
       Chúng con chỉ còn gặp Mạ trong mơ!
Có lẽ nào,
       Ba của các con chỉ nói với Mạ trong khoảng không vô vọng
Cho nước mắt nhớ thương chảy ngập lòng sâu
Ôi Mạ của chúng con !
       Ôi, Mạ ... về đâu!
Con cháu xóm làng, bè bạn chúng con
                   Xin đưa Mạ về nơi yên nghỉ...
       Mạ ơi về cõi bằng an
Chúng con xin gửi theo ngàn nhớ thương
      Cho dù đi nẻo mọi đường
Chúng con vẫn nhớ một phương trở về...